BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở CHÂN, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viêm da cơ địa ở chân: Cách nhận biết và điều trị ngăn tái phát đến 95%

Bệnh viêm da cơ địa ở chân là tình trạng viêm nhiễm gây các triệu chứng khô da, nứt nẻ, nổi mẩn đỏ, mụn nước khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi di chuyển. Viêm da cơ địa ở chân thường phát triển mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi. Để nhận biết chính xác căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên mời theo dõi nội dung dưới đây.

Bệnh viêm da cơ địa ở chân là gì? Có lây không?

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu rất phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi. Các triệu chứng của bệnh có thể kích hoạt ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó da chân là rất phổ biến.

Viêm da cơ địa ở chân là thuật ngữ mô tả tình trạng xuất hiện mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy, bong tróc da ở các vị trí như lòng bàn chân, ngón chân hay xung quanh mắt cá chân.

Bệnh thường phát triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần khiến bệnh nhân khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên viêm da cơ địa không phải là căn bệnh lây nhiễm. Bệnh chủ yếu liên quan đến yếu tố cơ địa, vì thế người bệnh không cần lo ngại việc lây bệnh sang những người xung quanh khi tiếp xúc.

viêm da cơ địa ở chân
Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa ở chân có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa phát sinh trên phạm vi rộng không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn làm tăng nguy viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô. Tuy nhiên nếu bệnh chỉ xảy ra khu trú ở tay hoặc chân thì thường kích hoạt ở mức độ nhẹ và dễ kiểm soát.

Bệnh viêm da cơ địa nếu không sớm điều trị thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp một số biến chứng như:

  • Bội nhiễm: Đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da ở chân bị nhiễm trùng do các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khi có bội nhiễm, da thường sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, nóng, tụ mủ, đi kèm với đó là các triệu chứng như ngứa rát, sưng đau và khó chịu.
  • Hoại tử da: Đây là biến chứng thường phát sinh trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm không được kiểm soát cũng như điều trị đúng cách.
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa ở chân đặc trưng với nhiều triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và kéo dài dai dẳng. Tình trạng này không chỉ gây ra các cảm giác bứt rứt, khó chịu mà còn khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, gây suy nhược cơ thể. Đồng thời làm giảm khả năng làm việc cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở chân

Triệu chứng viêm da cơ địa ở chân thường bùng phát rầm rộ thành đợt rồi thuyên giảm, sau đó lại tái phát sau một thời gian. Trong đợt cấp tính, bệnh biểu hiện bởi những mảng da mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước li ti quanh mắt cá chân, bàn chân, lòng bàn chân… Tình trạng ngứa có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm khiến người bệnh khó chịu, thậm chí mất ngủ.

Khi người bệnh gãi nhiều, mụn nước có thể vỡ ra, gây trầy xước, có thể nhiễm trùng, bội nhiễm, dẫn đến mưng mủ, lở loét. Bệnh tái phát nhiều lần khiến da chịu tổn thương liên tục, trở nên dày hơn, sừng hóa, có thể bong tróc, nứt nẻ.

triệu chứng viêm da cơ địa ở chân
Tổn thương ngoài da có thể gây ngứa ngáy rất khó chịu

Nếu có nhiễm trùng kích hoạt sẽ xuất hiện tình trạng rò rỉ dịch mủ, vùng da bị bệnh sưng tấy lên gây đau đớn. Lúc này, bạn cần thăm khám và điều trị y tế kịp thời để tránh tổn thương trên da lan rộng có thể để lại di chứng sau điều trị. Nhất là gây sẹo lồi lõm rất mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định cụ thể

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm da cơ địa ở chân:

  • Do kích ứng hay dị ứng: Thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm. Lúc này, họ sẽ dễ mẫn cảm với các tác nhân trong môi trường. Điển hình như các loại hóa chất, chất dị nguyên, thực phẩm…
  • Do yếu tố di truyền: Các bác sĩ da liễu nhận định nếu trong gia đình có các thế hệ như ông bà hay cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa ở chân thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh lên đến 60%.
  • Các yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường cùng với sự thay đổi đột ngột của khí hậu có thể khiến vùng da chân bị khô, mất độ ẩm, ngứa và dễ bị tổn thương.

Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa ở chân là căn bệnh mãn tính do đó việc điều trị đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần lựa chọn đúng phương pháp phù hợp. Bệnh nhân không nên nóng vội hoặc chủ quan trong điều trị để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở chân

Với bệnh viêm da cơ địa ở chân thì việc áp dụng một số mẹo dân gian cũng có thể làm giảm phần nào triệu chứng bệnh và giúp tổn thương da chóng lành hơn. Mẹo dân gian sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên nên thường rất lành tính, an toàn, tiết kiệm và ít hiếm khi phát sinh các tác dụng ngoại ý.

Có thể áp dụng một số mẹo điều trị sau đây:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi cùng 1 ít muối hạt. Lá khế đem rửa sạch và vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng với muối. Chờ cho nước nguội bớp rồi dùng để vệ sinh vùng da chân đang bị tổn thương. Có thể tận dụng phần bã xát nhẹ lên da nhằm nâng cao tính công hiệu.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát. Vệ sinh vùng da cần điều trị rồi chà nhẹ lá trầu không đã vò lên. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần để đem lại kết quả tốt nhất.
  • Chữa viêm da cơ địa bằng dầu dừa: Tinh chất dầu dừa có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn đồng thời cấp ẩm rất tốt cho da. Từ đó có thể cải thiện các triệu chứng sưng đau, khô ráp hay bong tróc da. Chỉ cần vệ sinh vùng da cần điều trị rồi thoa một lớp mỏng dầu dừa lên mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ và để qua đêm.
Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian
Chữa viêm da cơ địa bằng dân gian

Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Quảng Ninh), các phương pháp dân gian chỉ có ý nghĩa tạm thời, giúp làm giảm bớt triệu chứng bệnh, tác dụng điều trị hầu như không có hoặc rất ít. Do đó bệnh nhân vẫn cần được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để điều trị theo phương pháp chính thống.

Thuốc điều trị bằng Tây y

Hiện nay Tây y chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh viêm da cơ địa ở chân. Việc điều trị chủ yếu hướng tới làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Trước khi sử dụng thuốc Tây y bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xác định mức độ bệnh, từ đó nhận toa thuốc phù hợp.

Trường hợp các triệu chứng trên da không quá nghiêm trọng thì bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ. Phổ biến nhất là yêu cầu bôi thuốc mỡ hay kem Cortisosteroid trực tiếp lên vùng da bị bệnh để làm giảm cơn ngứa.

Còn đối với trường hợp tổn thương trên da nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau:

  • Thuốc mỡ hay kem bôi giảm ngứa để hỗ trợ giảm viêm và kích ứng trên da.
  • Chỉ định bôi kem chống ngứa có chứa hoạt chất pramoxine.
  • Sử dụng các thuốc kháng Histamine nếu bệnh là do dị ứng hay kích ứng gây ra.
  • Tình trạng viêm nặng hay có nguy cơ nhiễm trùng thì các loại thuốc Steroid đường uống hay tiêm tĩnh mạch sẽ được chỉ định.
  • Trường hợp người bệnh bị đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể tiêm Botox.
  • Nếu có nhiễm trùng phát sinh thì việc dùng kháng sinh hay thuốc chống nhiễm trùng là cần thiết.

**Chú ý: Tất cả các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở chân cần dùng đúng chỉ định mà bác sĩ khuyến cáo. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều khi chưa có thông báo từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thuốc không đáp ứng hay gặp các vấn đề bất thường hãy chủ động báo cáo để được điều chỉnh kịp thời.

Bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc trong trường hợp triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây thì trong một số trường hợp bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định liệu pháp quang ánh sáng giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở chân. Đặc trưng của biện pháp này chính là sử dụng tia cực tím để làm giảm sưng viêm và loại bỏ triệu chứng. Tuy nhiên, với cách này, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải những rủi ro ngoại ý, điển hình như dị ứng hay ung thư da.

Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh viêm da cơ địa ở chân được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, tái phát thành từng đợt. Trong các y văn cổ căn bệnh này còn được gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sức đề kháng suy giảm, dẫn đến phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, dẫn đến rối loạn điều hòa nội tiết, sinh ra huyết táo không dưỡng được da.

Dac Tri Benh Vay Nen Viem Da Co Dia Tran Kim Huyen 281
                                Thảo mộc Trần Kim Huyền đặc trị vảy nến, viêm da cơ địa

Để loại bỏ căn bệnh này, Y học cổ truyền chú trọng điều trị từ gốc, tác động vào tận căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể, từ đó làm giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát.

Thảo mộc dân tộc Dao, thảo mộc trần kim huyền  – Bài thuốc chữa viêm da cơ địa đệ nhất, hàng nghìn bệnh nhân tin dùng

Công dụng

Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng Làm mềm, và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh

Cách dùng

– Xoa một lớp mỏng lên vùng da cần trị liệu 2 lần /ngày.
– Đối với người bị nấm đầu lấy bông tai chấm thuốc ( nếu là đàn ông thì cắt ngắn tóc)
– Đối với nấm móng nấm kẽ sau khi bôi thuốc có thể lấy bông gạc, băng đinh quấn quanh vùng bôi để qua đêm cho đỡ mất thuốc.
– Sau khi hết triệu chứng bệnh nên dùng thuốc thêm 1 tuần để khỏi triệt để.

Thành phần

Hoàn toàn từ thảo mộc tự nhiên: hoàng bá, đại phù hình, thảo quyết minh, long não, ké đầu ngựa, kim ngân hoa….

Ưu điểm

Dùng được cho cả trẻ em và người lớn Thuốc trị viêm da cơ địa Trần Kim Huyền là thuốc bôi ngoài da Tuyệt đối không chứa chất hóa học, chất bảo quản, kiềm hay chì trong sản phẩm Thuốc không gây biến chứng, trị dứt bệnh và không tái phát, tuyệt đối an toàn, có thể chữa bệnh tại nhà Thuốc tuyệt đối không chứa corticoid nên không gây bào mòn da, không có tình trạng nhờn thuốc

Lưu ý

Hạn chế tiếp xúc hóa chất: đeo găng tay cao su khi rửa bát, tắm, giặt quần áo để không tiếp xúc trực tiếp với xà phòng và hóa chất tẩy rửa, nên dùng các loại sữa tắm trung tính, hạn chế dùng mỹ phẩm.

Không bôi vào mắt, miệng.
Bảo quản nơi thoáng mát, khi bóc dùng nên cất trong ngăn mát tủ lạnh.
Sau khi dùng đậy kín nắp.
Đối với nấm hạn chế ăn các chất gây ngứa và đồ ăn có chất kích thích như bia, rượu, cà phê…

Viêm da cơ địa ở chân kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị tích cực, để giúp da nhanh chóng bình phục, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và hạn chế ăn những loại thức ăn như:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, một số loại đậu, trứng…
  • Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu…
  • Các loại thực phẩm muối chua.
  • Rượu bia và các chất kích thích.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tăng cường ăn một số loại thực phẩm như:

  • Rau xanh
  • Các loại trái cây giàu vitamin C
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu kẽm…

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà

Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc da dưới đây để làm giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, đau rát ở da khi bị viêm da cơ địa như:

Bôi kem dưỡng ẩm có thể khắc phục tình trạng khô ráp hoặc bong tróc da

Dưới đây là các biện pháp mà bạn có thể lựa chọn:

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng để vệ sinh vùng da chân đang tổn thương. Điều này sẽ giúp làm sạch vết thương là ức chế sự phát sinh của tình trạng nhiễm trùng.
  • Người bệnh có thể dùng nước mát để ngâm chân hoặc chườm lạnh trong khoảng 10 – 15 phút lên vùng da cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần để có thể hỗ trợ làm giảm các tình trạng ngứa rát hay sưng đau trên da.
  • Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm hay kem bôi da thoa một lớp mỏng nhẹ lên vùng da tổn thương. Từ đó giúp giữ độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và làm giảm ngứa ngáy một cách hiệu quả.

Các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà thường chỉ đáp ứng hoàn toàn trong trường hợp bệnh nhẹ. Còn nếu vùng da bị tổn thương quá rộng hay có sự kích hoạt của nhiễm trùng thì đây chỉ là cách hỗ trợ. Bệnh nếu đã nặng thì chỉ có can thiệp điều trị y tế mới có thể khắc phục một cách triệt để.

Bệnh viêm da cơ địa được đánh giá là không nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị triệt để. Điều quan trọng là cần sớm phát hiện và can thiệp đúng cách để tránh tổn thương da lan rộng. Bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng viêm da cơ địa có thể gửi hình ảnh tổn thương về Thuốc dân tộc để được tư vấn, gọi vào hotline 0326033179 để được tư vấn miên phí!