Hôi miệng: Nguyên nhân, cách chữa

5/5 - (1 bình chọn)

Hôi miệng: Nguyên nhân, cách chữa

hoi-mieng-nguyen-nhan-cach-chua

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách chữa hôi miệng là gì?

1. Nguyên nhân hôi miệng

Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Dưới đây là các nguyên nhân khiến hợp chất này bị bay hơi.

1.1 Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.

1.2 Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

  • Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng, như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân hủy trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur;
  • Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài;
  • Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;
  • Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

1.3 Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

  • Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng;
  • Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng;
  • Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng;
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;
  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,… là một trong những nguyên nhân hôi miệng;
  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.
hoi-mieng-nguyen-nhan-cach-chua-1
Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối khi giao tiếp

1.4 Những nguyên nhân hôi miệng khác

Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:

  • Sử dụng một số thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;
  • Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng;
  • Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;
  • Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể;
  • Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.

2. Cách chữa hôi miệng

Khi phát hiện bị hôi miệng kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hầu hết, nguyên nhân thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý về răng miệng. Do đó, trước tiên, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân đến từ trong miệng, nếu có viêm nhiễm trong miệng như cao răng, sâu răng, mảng bám, viêm quanh răng, người bệnh cần được thực hiện các can thiệp nha khoa trước tiên.

Nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn thấy hôi miệng, thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có can thiệp xử trí phù hợp.

Một số cách chữa hôi miệng tạm thời như sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt thơm miệng sau khi hút thuốc lá, ăn hành tỏi.

Cân nhắc việc sử dụng một số loại thuốc có làm giảm bài tiết nước bọt gây ra chứng hôi miệng, bên cạnh đó, người bệnh cũng lưu ý bổ sung nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng.

Để làm giảm và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, cần chú ý việc vệ sinh răng miệng. Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa, dụng cụ cạo lưỡi và nước súc miệng để hạn chế việc hình thành mảng bám. Khám nha theo định kỳ 4 – 6 tháng/lần và thực hiện các can thiệp nha khoa khi cần. Sau khi ăn, nên súc miệng với một ngụm nước nhỏ để làm trôi phần thức ăn còn sót lại. Cạo lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ các mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.

Sử dụng Thuốc đặc trị răng miệng Trần Kim Huyền

Thuoc Tri Rang Mieng Gia Truyen Tran Kim Huyen
Thuoc Tri Rang Mieng Gia Truyen Tran Kim Huyen

Trị hôi miệng, sâu răng, chảy máu chân răng, đau tê buốt răng, viêm lợi

hãy gọi tới tổng đài hotline 0326033179 để được biết thêm chi tiết !